Vấn đề thường gặp trong tim mạch và nguyên tắc vàng để bảo vệ tim

Bệnh tim mạch là các tình trạng bệnh lý liên quan đến cấu trúc, hoạt động của trái tim hay của các mạch máu, hậu quả gây suy yếu khả năng làm việc của tim.

Cách bệnh lý tim mạch bao gồm:

  • Bệnh lý mạch máu

  • Bệnh lý van tim

  • Rối loạn nhịp tim

  • Bệnh cơ tim

  • Bệnh lý tim bẩm sinh

  • Bệnh lý tim nhiễm khuẩn 

 

I. Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh tim mạch

Đau ngực: Là triệu chứng thường gặp của bệnh tim mạch. Cơn đau tim điển hình được miêu tả là cơn đau tức, đè ép ở giữa ngực, xuất hiện khi gắng sức, đôi khi đi kèm triệu chứng đau nặng lan ra cánh tay trái, cổ hoặc ở hàm.

Khó thở: Là triệu chứng cũng hay gặp của bệnh lý tim mạch. Bệnh nhân suy tim thường biểu hiện khó thở khi gắng sức, nặng hơn có thể khó thở cả khi nằm nghỉ, đôi khi bệnh nhân đang ngủ đột nhiên thức dậy rồi thở hổn hển, gọi là “khó thở kịch phát về đêm”

Đánh trống ngực: Người bệnh có cảm giác nhịp tim đập nhanh, hay hụt nhịp, là các triệu chứng của các bệnh lý rối loạn nhịp tim. Bởi một số rối loạn nhịp có nguy cơ diễn tiến nặng, bệnh nhân cần được khám đánh giá bệnh lý để điều trị.

Hoa mắt, chóng mặt hay ngất: có thể do bởi não không cung cấp đủ máu, hay gặp trong các bệnh lý như hẹp động mạch cảnh, hạ huyết áp tư thế, các trường hợp rối loạn nhịp nhanh hay chậm. Nếu tình trạng thiếu máu kéo dài có thể đưa đến ngất.

II. Các bệnh lý tim mạch thường gặp

 

1.Bệnh mạch vành: Bệnh tim mạch vành là bệnh do mạch máu vành tim bị nghẽn bởi các mảng xơ vữa. Tình trạng này khiến cơ tim bị thiếu dưỡng khí và gây ra các cơn đau thắt ngực. Đặc biệt, nếu tần suất cơn đau ngày càng tăng, cường độ càng nặng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và các tổn thương vĩnh viễn ở tim. 

2.Bệnh động mạch ngoại biên: Nguyên nhân gây bệnh động mạch ngoại biên là do mảng bám tích tụ trong các động mạch mang máu đến não, các cơ quan và tứ chi. Theo thời gian, mang bám cứng lại, thu hẹp các động mạch và hạn chế dòng chảy của máu đến các cơ quan của cơ thể. 

3.Thiếu máu cơ tim: Là bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm. Lúc này, tim sẽ không nhận đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp máu đi nuôi cơ thể. Bệnh làm giảm khả năng bơm của tim, gây tổn thương cho tim, loạn tim và nhồi máu cơ tim.

4.Bệnh van tim hậu thấp: Là bệnh lý viêm tự miễn, thường gặp ở những vùng có khí hậu ẩm ướt, nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Bệnh gây ra bởi nhiễm vi trùng Streptococus beta Hemolytique. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, van tim hậu thấp có thể dẫn đến hẹp hở van tim, tổn thương mô khớp.

5.Bệnh suy tim: Là tình trạng tim bị yếu, không thể thực hiện chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể hiệu quả. Bệnh có 4 mức độ, bao gồm: Suy tim tiềm tàng, suy tim nhẹ, suy tim trung bình, suy tim nặng. Cần lưu ý, suy tim có thể điều trị nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn do nguyên nhân gây bệnh là sự bất thường ở cấu trúc hoặc chức năng tim. 

6.Rối loạn nhịp tim: Là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử nếu không theo dõi sát sao và chữa trị sớm. Hơn thế nữa, đây là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, gây đau tức ngực, khó thở.

III. Nguyên tắc vàng để bảo vệ tim

       

1. Giảm bớt khẩu phần ăn: Hàng ngày nên ăn trái cây, rau xanh, ngũ cốc, cá nhiều hơn thịt đỏ. Nên thay đổi thực đơn bằng các loại rau quả hai đến ba lần/tuần và cũng đừng quên làm các món ăn thêm hấp dẫn bằng nhiều loại gia vị, dầu ăn thực vật thay vì dùng mỡ hay bơ. Đặc biệt, không nên ăn quá mặn.

2. Theo dõi lượng cholesterol: Có nhiều trong gan động vật và một số thực phẩm khác như bơ, trứng, thịt…, cholesterol là một chất béo không thể thiếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu nó được tích trữ quá nhiều trong máu (khoảng hơn 2g/l) thì sẽ rất nguy hiểm. Cholesterol sẽ bám lại ở các thành động mạch, đặc biệt là các mạch gần tim, làm cho các mạch này hẹp lại, ngăn cản đường lưu thông của máu, gây tắc nghẽn động mạch. Để tránh hiện tượng này, nên uống ít rượu, giảm ăn đồ béo, đồng thời hạn chế sự tăng cân và không hút thuốc lá.

3. Không uống nhiều rượu: Uống rượu với liều lượng ít có lợi cho sức khỏe nhưng uống rượu quá nhiều sẽ làm tăng áp lực ở các động mạch. Đây chính là hiện tượng tăng huyết áp, vốn là kẻ thù của tim. Vì cung cấp nhiều calo nên rượu còn làm tăng cân, tạo điều kiện xuất hiện bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường.

4. Uống nhiều nước: Hãy uống nhiều nước ngay cả khi không khát. Không nên uống nhiều nước có gas, chỉ nên uống nước lọc, nước khoáng hoặc nước chanh hay nước có tác dụng giải nhiệt. Trà và cà phê là hai loại đồ uống có tác dụng kích thích đối với tim. Ngoài ra, các loại nước trái cây cũng rất tốt nhưng không nên quá lạm dụng bởi hàm lượng đường của nước trái cây ép khá cao.

5. Thường xuyên kiểm tra huyết áp: Bệnh huyết áp có tính di truyền. Nếu bố mẹ bị huyết áp cao thì các con càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh này, nhất là sau 50 tuổi. Tuy nhiên, vài biện pháp có thể đẩy lùi nguy cơ này là tránh ăn nhiều, đặc biệt với những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tránh ăn mặn.

6. Kiểm soát trọng lượng: Sự thừa cân là một yếu tố quan trọng gây tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường. Để bảo vệ sức khỏe, tốt nhất hãy tìm cách giảm cân bằng các bài tập thể dục. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kết hợp một chế độ dinh dưỡng làm giảm cân với các hoạt động thể lực còn hiệu quả hơn cả thuốc.

8. Ăn sáng nhiều: Hãy bắt đầu mỗi ngày bằng một bữa sáng thịnh soạn và kết thúc ngày bằng một bữa tối nhẹ. Với mục đích bù lại calo sau một đêm, nên không làm bạn béo vì năng lượng của bữa ăn sáng sẽ được cơ thể sử dụng cả ngày. Một bữa sáng đầy đủ phải bao gồm các protein có trong các thực phẩm như sữa, sữa chua, phomai, trứng… các gluxit trong bánh mì, ngũ cốc, hoa quả và các lipid trong bơ, sữa và phô-mát.

9. Đừng để béo bụng: Khi cơ thể tăng cân, trọng lượng thừa thường dồn vào bụng nhiều hơn là các nơi khác. Đôi khi có người không quá béo nhưng lại có vòng bụng lớn. Các lớp mỡ ở nội tạng, chiếm khoảng 30% trọng lượng cơ thể, khi bị loại bớt sẽ giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

10. Thường xuyên vận động: Đi xe đạp, bơi lội, đi bộ… là những môn thể thao nhẹ nhàng đòi hỏi sự bền bỉ, phù hợp với mọi lứa tuổi. Chúng giúp cơ thể có thể cung cấp nhiều oxy hơn cho các tế bào, làm tim hoạt động tốt hơn và cải thiện sự dẻo dai của cơ thể. Vận động còn giúp giảm cân, tránh tăng huyết áp và đái tháo đường. 

11. Sử dụng Viên uống dầu cá hỗ trợ làm đẹp da, tim mạch, tăng cường thị lực Puritan’s Pride Omega 3 Fish oil: Omega-3 là một nhóm các axit béo chưa no mà cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được, phải bổ sung hoàn toàn từ thực phẩm bên ngoài. Omega-3 có nhiều trong các loại cá ở vùng biển lạnh và sâu như cá ngừ, cá hồi, cá thu. Chất lỏng được chiết xuất từ các mô chứa dầu của các loại cá này được gọi là dầu cá.

Công dụng Viên uống dầu cá hỗ trợ làm đẹp da, tim mạch, tăng cường thị lực Puritan’s Pride Omega 3 Fish oil

Bổ máu, tốt cho tim mạch, huyết áp: Omega-3 là axit béo có vai trò hỗ trợ giữ cho nồng độ cholesterol trong máu thấp, làm giảm rối loạn nhịp tim, ổn định huyết áp.

Giúp mắt sáng, khỏe đẹp: Omega 3 chứa DHA là nguyên liệu hình thành nên tế bào võng mạc tới 93% vì vậy khi bổ sung đầy đủ omega 3 sẽ giúp mắt sáng, giảm mỏi mắt khi làm việc với máy tính, xem tivi, đọc báo. Hỗ trợ phát triển cơ quan thị giác đối với trẻ nhỏ và ngăn chặn các bệnh về mắt liên quan tới thoái hóa điểm vàng tại người lớn tuổi

Ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ ung thư: Bổ sung omega 3 giúp duy trì các mô tế bào tuyến vú được khỏe mạnh và giúp ngăn ngừa ung thư vú. Theo nghiên cứu cho thấy nhóm người bổ sung dầu cá vào chế độ ăn thì ít sinh ra các chất gây ung thư đại tràng hơn so với nhóm người không sử dụng dầu cá. Ngoài ra, khi bổ sung dầu cá còn giúp làn da đẹp hơn, cải thiện tình trạng khô da, hỗ trợ tiêu hóa tốt, ăn ngon, ngủ ngon.

Amazon.com: Omega-3 Fish Oil 1000 mg (300 mg Active Omega-3) - 2 Pack :  Health & Household

   Xem thêm chi tiết sản phẩm tại: 

                                                                 https://vitadaily.vn/vien-uong-omega-3-fish-oil-1000mg-100-vien-puritan-s-pride

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *