Khi nào cần bổ sung kẽm? Vai trò của kẽm với cơ thể con người

Đăng bởi admin vào lúc 30/09/2021

 Khi nào cần bổ sung kẽm? Vai trò của kẽm với cơ thể con người

Kẽm là gì? Vai trò của kẽm đối với cơ thể - Thuốc Thảo Mộc

Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người. Nó tham gia vào thành phần cấu trúc tế bào, tác động đến hầu hết các quá trình sinh học trong cơ thể, hoạt hóa nhiều enzym khác nhau, tác động chọn lọc lên quá trình tổng hợp, phân giải acid nucleic và protein - những thành phần quan trọng nhất của sự sống.

Với quá trình sinh học của cơ thể, kẽm có trong cấu trúc của tế bào của 80 loại enzym bao gồm các enzym trong hệ thống vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng gắn kết các chuỗi AND, xúc tác các phản ứng sinh năng lượng  như các enzym gan, các enzym chống ôxy hóa và hoạt hóa các enzym khác. Do vậy, kẽm tác động đến hầu hết các quá trình sinh học, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp acid nucleic, protein, những thành phần căn bản của sự sống. Rất nhiều các cơ quan tổ chức khi thiếu kẽm dễ sinh các biểu hiện bất thường hay bệnh lý.

I. Người cần bổ sung kẽm 

  • Những người có chế độ ăn uống quá thất thường, thiếu chất sẽ dễ rơi vào tình trạng thiếu kẽm. Cơ thể thiếu kẽm có những biểu hiện phổ biến là bị chàm (da khô, bong tróc) hoặc mụn nổi nhiều, khó kiểm soát. Và chỉ khi đó, bạn mới nên nghĩ đến việc uống bổ sung viên kẽm để dưỡng da và cải thiện sức khỏe lâu dài.

  • Người ăn chay, phần lớn kẽm từ thực phẩm xuất phát từ các sản phẩm thịt. Kết quả là, những người ăn chay (đặc biệt là người ăn chay trường) sẽ cần nhiều hơn 50% kẽm trong chế độ ăn uống của họ so với người không ăn chay.

II. Nguồn cung cấp kẽm

1.Thịt:

 Thịt là một trong những nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời cho cơ thể, nhất là nhóm thịt đỏ và một số loại thịt khác như thịt heo và thịt cừu.

2.Động vật có vỏ:

 Các loại động vật có vỏ như tôm, cua, hàu và con trai đều là nguồn bổ sung nhiều kẽm cho cơ thể. 

3.Các loại hạt: 

Các loại hạt như hạt bí, hạt vừng và hạt gai dầu, đều giàu khoáng chất kẽm bên cạnh việc cung cấp chất béo lành mạnh, chất xơ và nhiều loại vitamin thiết yếu cho cơ thể.

4.Quả hạch:

 Nhóm quả hạch gồm có đậu phộng, hạt điều, hạt thông và hạnh nhân, đều giúp bổ sung chất kẽm đầy đủ cho cơ thể cùng với nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh khác như chất xơ, chất béo lành mạnh, khoáng chất và vitamin.

5.Trứng: 

Trứng không chỉ là nguồn cung cấp chất đạm và chất béo lành mạnh, mà còn chứa lượng lớn các khoáng chất thiết yếu như selen và kẽm.

6.Các loại rau:

Tuy các loại rau chứa khá ít chất kẽm nhưng lại chứa đầy đủ các loại vitamin và chất chống oxy hóa. Vì thế, nếu bạn tiêu thụ số lượng rau hợp lý trong bữa ăn, thì vẫn đáp ứng đầy đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể.

7.Viên uống bổ sung kẽm giảm mụn Zinc For Acne Puritan's Pride 100 viên:

Hỗ trợ bổ sung kẽm nâng cao sức khỏe. Là sự kết hợp chất chống oxy hóa của vitamin A, C, E và B6 giúp chống lại tế bào gốc tự do gây hại trong tất cả các tế bào của cơ thể, giúp tăng trưởng các tế bào mới, cho các mô da khỏe mạnh. Vitamin C giúp sản sinh Collagen, cho da mịn màng căng bóng.

Ngoài ra thành phần được bổ sung thêm tầm xuân có tác dụng đẩy lùi lão hóa, làm mờ thâm cho da tươi trẻ.

                                                                       Viên uống bổ sung kẽm giảm mụn Zinc For Acne Puritan's Pride 100 viên

                                                                                                            Xem thêm chi tiết sản phẩm tại: 

                                                                                    https://vitadaily.vn/kem-tri-mun-zinc-for-acne-puritan-s-pride





 

 

 






 

Bạn đang xem:  Khi nào cần bổ sung kẽm? Vai trò của kẽm với cơ thể con người
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo
Facebook Shopee